Hai trường phái về phân tích này được đem ra tranh luận hàng trăm năm nay rồi và đây là bài phân biệt mà Da Vinci dành cho các anh chị đang tìm hiểu về phân tích đầu tư chứng khoán:
1. Phân tích cơ bản:
Phân tích cơ bản là phân tích các yếu tố kinh tế, và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế như chính trị, địa địa chính trị.
Phân tích cơ bản tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến giá và dựa trên cơ sở đó để dự đoán xu hướng của giá. Đây là thống kê mang tính diễn dịch: Nếu thế này thì như thế kia
Phân tích cơ bản thực chất chỉ là phân tích về tiền.
Các bước phân tích cơ bản:
Bước 1. Phân tích kinh tế toàn cầu, tình hình chính trị quốc tế
Bước 2. Kinh tế trong nước, chính sách vĩ mô, tình hình xã hội
Bước 3. Ảnh hưởng của tất cả các yêu tố trên đến các ngành công nghiệp như thế nào
Bước 4. Các yếu tố đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào
Ưu điểm của phân tích cơ bản : Phân tích cơ bản sẽ áp dụng rất tốt nếu kết hợp với phân tích kỹ thuật để đầu tư trong các quỹ lớn.
Nhược điểm:
+Trên thị trường có quá nhiều ngành và cổ phiếu sẽ khiến NĐT gần như bị ngộp thở, trừ khi nhà đầu tư là người trong chính doanh nghiệp đó và đã rất hiểu doanh nghiệp.
+ Nếu không có thời gian và không có kiến thức chuyên ngành thì NĐT sẽ khó mà phân tích được và tính xác thực của thông tin cũng không được ai đảm bảo.
+ Điểm quan trọng nhất là kể cả khi xác định được giá trị thực rồi đi chăng nữa thì giá cổ phiếu cũng không tăng giá 1 mạch từ vùng giá mua đến vùng giá trị thực mà giá cổ phiếu sẽ chuyển động lên xuống (lúc tăng lúc giảm), khiến NĐT nhiều khi hoang mang về khả năng phân tích của mình và sẽ bán cổ phiếu ra.
2. Phân tích kỹ thuật:
Phân tích kỹ thuật thực chất là phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giá. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến giá, đó là.
+ Tiền
+ Con người
+ Điều kiện tự nhiên
Phân tích kỹ thuật trong phân tích chứng khoán, forex, Bitcoin,…là dựa vào đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung và cầu đối với cổ phiếu đó. Từ đó, chỉ ra cách ứng xử đối với giá cả (thời điểm nên mua vào, bán ra hoặc giữ nguyên) cổ phiếu trên thị trường.
Trường phái phân tích kĩ thuật tin tưởng rằng giá sẽ phản ánh tất cả, bởi vì:
Tất cả những hành xử của những nhà đầu tư trên thị trường sẽ đều nhìn được từ đồ thị giá kết hợp khối lượng giao dịch và lịch sử sẽ lặp lại do bản chất của con người sẽ là không đổi nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trong những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các xu hướng giá lặp lại.
Mọi người thường hiểu nhầm phân tích kỹ thuật với việc sử dụng các chỉ báo, indicator (như sử dụng đường MA, bolinger, RSI,..). Như vậy là không chính xác !
Phân tích kỹ thuật có 4 cấp độ là:
Cấp độ 1: Xu hướng
Nhà đầu tư sẽ biết được xu hướng hiện tại , sắp tới ,.. là lên hay xuống
Nhà đầu tư sẽ mua khi xu hướng bắt đầu vào xu hướng lên và bán khi bắt đầu vào xu hướng xuống.
+ Có 2 cấp độ để xác định xu hướng:
Cấp 1: Sử dụng các indicator.
Hạn chế của cấp này là bạn chỉ có thể xác định được xu hướng hiện tại là lên hay xuống và làm theo các tín hiệu
Cấp 2: Nhìn trực tiếp vào giá.
Bạn sẽ xác định được xu hướng 3-6 tháng tới, thậm chí xa hơn sẽ là lên hay xuống. Xác định xu hướng là bước đầu tiên bạn phải làm nếu không muốn bị thua lỗ và việc xác định được chính xác xu hướng là bạn đã chiến thắng được gần 70%.
Cấp độ 2: Biên độ
Sau bước xác định được xu hướng bạn sẽ dùng biên độ để xác định được các ngưỡng kháng cự hoặc chốt lời đối với cổ phiếu.
Cấp độ 3: Sóng
Ở cấp độ này bạn sẽ hình dung được toàn bộ đường đi của giá: Giá lên đến đâu là đỉnh, xuống đến đâu là đáy, giá chạy như thế nào.
Cấp độ 4: Chu kỳ
Đây là cấp độ cao cấp nhất đối với người nghiên cứu phân tích nói chung và phân tích chứng khoán nói riêng
Khi các bước sóng đã rõ ràng, bạn hiểu được nguyên lý chuyển động của các bước sóng,khi đó bạn sẽ thoát ly khỏi giá, tức là bạn sẽ trả lời được câu hỏi bao giờ thì giá lên, lên trong bao lâu, bao giờ giá xuống, xuống trong bao lâu.
Để cho dễ hiểu 3 cấp độ ban đầu là xu hướng, biên độ và sóng sẽ được ví như việc bạn đi lên cầu thang:
Xu hướng cấp độ 1 sẽ tương đương với việc bạn bịt mắt để bước lên cầu thang
Bạn sẽ lên từng bậc 1 khi chân va vào bậc tiếp là dấu hiệu để bước lên bậc tiếp.
Xu hướng cấp độ 2 như việc bạn đến đứng bục nghỉ thứ nhất nhìn lên bục nghỉ thứ 2
Biên độ là khoảng cách từ bục nghỉ thứ nhất đến bục nghỉ thứ 2
Sóng là bạn đứng tại vị trí cầu thang tầng 1 nhìn lên tầng trên cùng, bạn biết ngôi nhà này có bao nhiêu tầng, hình dáng của cầu thang như thế nào, đi đến chỗ nào thì rẽ,…
Ưu điểm của PTKT:
Đối với 1 nhà đầu tư không chuyên thì việc tiếp cận với phân tích kỹ thuật là dễ dàng nhất:
- Bạn sẽ chỉ cần nhìn vào đồ thị và biết hành xử của mình với cổ phiếu ra sao
- Ứng dụng của phân tích kỹ thuật rất rộng, nó không chỉ bao hàm trong lĩnh vực phân tích chứng khoán mà còn phân tích được trên cả thị trường ngoại hối, tiền ảo, vàng, CFD,..
- Mọi khía cạnh trong cuộc sống đều chuyển động có chu kỳ , VD: Chu kỳ xuân- hạ-thu-đông, chu kỳ mặt trăng , chu kỳ tâm lý, chu kỳ sinh- lão bệnh- tử,… Và mỗi con người là một thực thể của tự nhiên nên sẽ phải tuân theo quy luật của tự nhiên. Chính vì thế mà người nghiên cứu sâu về chu kỳ sẽ không bao giờ bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu.
Điểm cuối cùng khác nhau giữa 2 trường phái Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật là trường phái PTCB sẽ phân tích mối quan hệ Nguyên nhân- kết quả (vì có nguyên nhân này nên mới sinh ra hệ quả này) còn trường phái PTKT sẽ phân tích dựa trên các nguyên lý có sẵn trong tự nhiên, coi đó là điều hiển nhiên và áp dụng.
Da Vinci Academy là đơn vị số một trong lĩnh vực huấn luyện, đào tạo đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là phân tích kỹ thuật. Bạn khó có thể tìm thấy ở đâu có một chương trình đào tạo về phân tích kỹ thuật theo chuẩn CMT mà chi tiết và áp dụng được chính xác được như Da Vinci.
Các khóa học của chúng tôi: Khóa học đầu tư chứng khoán theo xu hướng Level 1, Khóa học đầu tư chứng khoán theo xu hướng Level 2, Đầu tư theo phân đoạn hay chu kỳ, Công thức giao dịch theo sóng Elliott và Fibonacci